Tây Tạng được mệnh danh là "Cực thứ 3 của trái đất", là một vùng đất huyền bí với nền văn hóa độc đáo và cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Đối với những tín đồ du lịch, hành trình đến với Tây Tạng là một hành trình khám phá nền Phật giáo Mật Tông linh thiêng huyền bí và sự hùng vĩ của tự nhiên. Trong bài viết này, hãy cùng HanVina Travel tìm hiểu: Tây Tạng ở đâu, có gì hấp dẫn, và những điều đặc biệt ít người biết về vùng đất này nhé!
Tây Tạng là một khu tự trị trải dài 1,2 triệu km2, chiếm 1/8 lãnh thổ Trung Quốc, nằm tại cao nguyên Thanh Hải, phía biên giới Tây Nam của Trung Quốc và giáp với Myanmar, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, Kashmir,... Với độ cao trên 4000 mét, nơi đây được mệnh danh là "Mái nhà thế giới" hay “Cực thứ ba của Trái đất”.
Vị trí Tây Tạng(Nguồn: Sưu tầm)
Tây Tạng được biết đến với đỉnh Everest hùng vĩ - đỉnh núi cao nhất thế giới và cao nguyên Tây Tạng, nơi khởi nguồn của sông Dương Tử và sông Hoàng Hà. Không chỉ có vậy, cao nguyên cao nhất trên thế giới này còn thu hút khách du lịch bởi phong cảnh thiên nhiên tuyệt vời và văn hóa độc đáo, mang phần bí ẩn, khiến du lịch Tây Tạng trở thành ước mơ của không ít người.
Tây Tạng(Nguồn: Sưu tầm)
Đặc biệt, Tây Tạng được xem như một vùng đất đầy linh thiêng, là một trong những nơi mà tín ngưỡng Phật giáo phát triển một cách mạnh mẽ nhất.
Nói tới Tây Tạng chắc hẳn không ai xa lạ với món trà bơ, đây là đồ uống truyền thống bao đời ở vùng cao nguyên này. Trà bơ với cư dân Tây Tạng là một thứ "nước thần" nhờ công dụng tuyệt vời giúp giữ nhiệt, bổ sung chất dinh dưỡng để cơ thể có thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
Trà Bơ Tây Tạng(Nguồn: Sưu tầm)
Nhưng có thể bạn chưa biết, vùng đất Tây Tạng không thể trồng được cây trà. Toàn bộ trà đều vận chuyển nhờ các tay buôn đổi ngựa tốt lấy trà từ Ấn Độ với quãng đường gần 4000 km. Chính vì chiều dài cùng với tính chất gian nan của hai tuyến đường buôn trà đổi ngựa này còn gọi là con đường “Trà - Mã cổ đạo" đã trở thành một trong những tuyến đường kinh doanh huyền thoại trên thế giới, ngang tầm với "Con đường tơ lụa" nức tiếng.
Có lẽ, Tây Tạng là vùng đất duy nhất trên thế giới còn tồn tại chế độ đa phu, các cô gái đều lấy 2 đến 5 người chồng và họ đều là anh em ruột trong một gia đình. Nguồn gốc của tục lệ này là anh em lấy chung một người vợ sẽ giúp gia đình hòa thuận hơn, tranh mâu thuẫn và phân tán đất đai, tài sản.
Cụ thể là nếu người con gái cưới một người con trai trong một gia đình khác thì anh, em trai của anh ta cũng phải lấy cô gái ấy làm vợ. Người anh cả sẽ là trụ cột gia đình, là người chồng chính một khi cha mẹ qua đời. Tuy nhiên, nếu người anh trai cả có việc phải xa nhà, thì người em trai sẽ thay anh mình gánh vác lo toan cho gia đình cùng với người vợ chung. Với những đứa trẻ sinh ra từ gia đình đa phu ấy, sẽ không có sự phân biệt ai là bố. Người anh cả thường sẽ đảm nhiệm vai trò là bố, những người anh em sau được gọi là chú.
Chế độ đa phu ở Tây Tạng(Nguồn: Sưu tầm)
Do điều kiện sống khắc nghiệt, đất đai canh tác hạn hẹp nên tục lệ này đã giúp người dân Tây Tạng duy trì được cuộc sống và đảm bảo trật tự xã hội. Ngày nay, do đời sống được cải thiện, chính quyền tích cực tuyên truyền nên hủ tục này đã dần bị bài trừ, chỉ còn tồn tại ở một số vùng hiểm trở tách biệt với xã hội hiện đại.
Không chỉ Trung Quốc mà nhiều nước như Ấn Độ, Việt Nam, Myanmar, Campuchia, Lào và Thái Lan đều phụ thuộc vào nguồn nước từ Tây Tạng. Tổ chức Future Directions International cho biết 46% dân số thế giới phụ thuộc vào những con sông khởi nguồn từ Tây Tạng.
Tây Tạng(Nguồn: Sưu tầm)
Được mệnh danh là cực thứ ba của thế giới, Tây Tạng sở hữu nguồn nước và băng khổng lồ sau Bắc cực và Nam cực. Đặc biệt, vùng đất thiêng còn là nơi bắt nguồn của những con sông lớn ở châu Á như Mekong và Trường Giang.
Đây là hình thức mai táng nổi tiếng "ghê rợn" nhất thế giới. Người Tây Tạng tin rằng sau khi chết, hình hài mà con người mang chỉ còn là xác và kền kền là linh vật ở đây. Thực hiện nghi thức điểu táng được coi như việc đức Phật Tổ Như Lai lấy xác mình nuôi hổ dữ để khỏi hại các sinh linh khác trong thế giới.
Tây Tạng(Nguồn: Sưu tầm)
Thiên táng là hình thức mai táng phổ biến nhất ở Tây Tạng, như một cách con người hiến dâng thi thể lần cuối cùng cho trời đất, tạo điều kiện cho linh hồn bay lên và tái sinh trở lại. Thiên táng thường áp dụng cho dân thường hoặc những người giàu có. Trong thiên táng cơ bản, xác người dân được đưa lên núi và để chim kền kền tự tìm đến. Còn với người giàu có, thi thể được tắm rửa sạch sẽ, bọc trong vải trắng và được các Lạt Ma cầu nguyện đưa linh hồn thoát ra khỏi địa ngục.
Hình thức an táng này ra đời cũng xuất phát 1 phần từ chính điều kiện tự nhiên ở Tây Tạng. Đây là vùng núi cao lạnh giá nên hình thức địa táng dưới lớp đá cứng băng lạnh là không khả thi. Hỏa táng càng khó khăn bởi gỗ và nhiên liệu đốt rất khan hiếm.
Tây Tạng không chỉ là một điểm đến du lịch mà còn là một hành trình khám phá văn hóa, thiên nhiên và tâm linh sâu sắc. Nếu bạn đang tìm kiếm một trải nghiệm đặc biệt và khác biệt, Tây Tạng chắc chắn là một lựa chọn tuyệt vời. Để hành trình khám phá Tây Tạng trở nên dễ dàng và trọn vẹn, hãy đặt tour tại HanVina Travel - đơn vị lữ hành uy tín hàng đầu. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trên con đường chinh phục vùng đất huyền bí này!